TẠI SAO CẦN QUAN TÂM CPI?

Trong những phần vừa qua, ta đã tìm hiểu về GDP và những khía cạnh của nó. Tiếp theo, 1 phần nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là LẠM PHÁT. VẬY LẠM PHÁT LÀ GÌ? Và tại sao ta cần phải quan tâm đến vấn đề này?

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản, khi lạm phát xảy ra, bạn sẽ cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ.

Ví dụ: Giả sử bạn có 100.000 VNĐ và một ổ bánh mì có giá 10.000 VNĐ. Bạn có thể mua được 10 ổ bánh mì. Nếu lạm phát xảy ra và giá bánh mì tăng lên 12.000 VNĐ, với 100.000 VNĐ, bạn chỉ mua được khoảng 8 ổ bánh mì. Điều này cho thấy sức mua của bạn đã giảm do lạm phát.

Vậy tại sao chúng ta cần quan tâm đến lạm phát?

1. Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất: Để kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất. Điều này làm tăng chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, có thể làm chậm lại hoạt động kinh tế. Trong quá khứ, lạm phát của Việt Nam đã từng cao lên mốc 25%, gây ra rất nhiều hệ lụy đối với kinh tế và làm NHNN đã phải tăng lãi suất lên đến 20% trong giai đoạn khủng hoảng 2008 (hình 1).

2. Ảnh hưởng đến sức mua, giảm giá trị tiền tệ:

Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ. Số tiền bạn có ngày hôm nay sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trong tương lai nếu lạm phát tiếp tục tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập cố định, bởi vì phần lớn thu nhập của họ sẽ trở thành chi phí để trang trải cho cuộc sống hằng ngày, điều đó khiến cho lạm phát ăn mòn sức mua của họ qua từng năm. Còn người giàu sẽ trú ẩn ở những tài sản tăng giá trị vượt lạm phát.

𝐍𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐂𝐎𝐃𝐄: 𝐂𝐊𝐆 để được mức giá ưu đãi nhất thị trường khi sử dụng dịch vụ tại CKG.Wichart.Vn

—————————————-

Nguồn dữ liệu: CKG.Wichart.vn

Related Posts
GDP THỰC VÀ DANH NGHĨA: SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống của chúng ta, và để hiểu rõ hơn về sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần tìm hiểu về các chỉ số kinh tế quan trọng, một trong những chỉ số đó là GDP. Gross Domestic Product (GDP) là một khái […]

CƠ CẤU HÀNG HÓA CPI NÓI LÊN ĐIỀU GÌ VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ

Liệu trọng số trong giỏ hàng hóa CPI có thể nói lên được mức độ phát triển của nền kinh tế? Chúng ta đã biết trọng số của CPI sẽ đến từ những rổ hàng hóa, vậy thì khi mình sử dụng rổ hàng hóa có tỷ trọng khác nhau cũng sẽ nói lên được […]

BỘ 3 BẤT KHẢ THI VÀ TIỀN TỆ VIỆT NAM 2025?

Trong kinh tế, bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm (1) tỷ giá cố định, (2) chính sách tiền tệ độc lập và (3) tự do lưu chuyển vốn vào – ra. (Hình 1) Ý nghĩa: Nếu một quốc […]

NHỮNG LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH LẠM PHÁT? ( PHẦN 2)

Trong phần 1 chúng ta đã hiểu lạm phát là gì và ý nghĩa cần quan tâm, sang phần tiếp theo, ta sẽ đi tìm hiểu cách đo lường lạm phát Làm sao để đo lường lạm phát? Để đo lường được CPI, người ta sử dụng một giỏ hàng hóa và dịch vụ đại […]

LẠM PHÁT BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Tại sao lạm phát ở Mỹ 2% là tốt, còn ở VN thì là xấu? Mức lạm phát 2% thường được coi là mục tiêu lý tưởng ở Mỹ, trong khi ở Việt Nam, mức lạm phát này có thể gây ra những lo ngại nhất định Đối với Mỹ: Mục tiêu của Cục Dự […]