NHỮNG LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH LẠM PHÁT? ( PHẦN 2)

Trong phần 1 chúng ta đã hiểu lạm phát là gì và ý nghĩa cần quan tâm, sang phần tiếp theo, ta sẽ đi tìm hiểu cách đo lường lạm phát

Làm sao để đo lường lạm phát?

Để đo lường được CPI, người ta sử dụng một giỏ hàng hóa và dịch vụ đại diện cho những gì người tiêu dùng điển hình mua. Giỏ này được chia thành các nhóm chính như: Thực phẩm và đồ uống, Nhà ở, Quần áo, Giao thông, Y tế, Giải trí, Giáo dục và truyền thông.

Giỏ hàng này sẽ bao gồm 700 mặt hàng và sẽ có trọng số riêng. vậy không như thông thường mọi người hay nghĩ lạm phát được đo lường qua sự tăng giá của bát phở, rau,… Thực ra lạm phát được tính toán rộng hơn như thế rất nhiều.

Hình 1 cho thấy trọng số của rổ hàng hóa tính CPI, tập trung nhiều nhất ở nhóm Thực Phẩm và Nhà Ở, chiếm lần lượt là 33 và 18%, có thể hiểu rằng trung bình 1 người Việt Nam sẽ chi ra hơn 50% thu nhập để dùng cho ăn uống và nhà ở. Sau đó là Giao thông, đi lại, chứ không sử dụng nhiều cho những dịch vụ hay du lịch, giải trí.

Các cơ quan thống kê thu thập dữ liệu về giá của các mặt hàng trong giỏ hàng hóa và dịch vụ tại nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của CPI giữa hai kỳ.

Công thức: Tỷ lệ lạm phát = [(CPI hiện tại – CPI kỳ trước) / CPI kỳ trước] x 100

Ví dụ: Hình 2 cho thấy CPI tháng 11 tăng 2.77% YoY, điều này có nghĩa là mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ đã tăng 2.77% từ T11/2023 đến T11/2024.

Để phân tích CPI hay lạm phát ta thể xem xu hướng chi tiết từng thành phần bên trong, liệu lạm phát bao nhiêu sẽ tốt, bao nhiêu sẽ xấu, ta sẽ tìm hiểunhững bài viết sau anh chị nhé.

Nhập Code: CKG khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại CKG.Wichart.Vn để tiết kiệm 10%

—————————————-

Nguồn dữ liệu: CKG.Wichart.vn

Related Posts
GDP THỰC VÀ DANH NGHĨA: SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống của chúng ta, và để hiểu rõ hơn về sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần tìm hiểu về các chỉ số kinh tế quan trọng, một trong những chỉ số đó là GDP. Gross Domestic Product (GDP) là một khái […]

CƠ CẤU HÀNG HÓA CPI NÓI LÊN ĐIỀU GÌ VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ

Liệu trọng số trong giỏ hàng hóa CPI có thể nói lên được mức độ phát triển của nền kinh tế? Chúng ta đã biết trọng số của CPI sẽ đến từ những rổ hàng hóa, vậy thì khi mình sử dụng rổ hàng hóa có tỷ trọng khác nhau cũng sẽ nói lên được […]

BỘ 3 BẤT KHẢ THI VÀ TIỀN TỆ VIỆT NAM 2025?

Trong kinh tế, bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm (1) tỷ giá cố định, (2) chính sách tiền tệ độc lập và (3) tự do lưu chuyển vốn vào – ra. (Hình 1) Ý nghĩa: Nếu một quốc […]

TẠI SAO CẦN QUAN TÂM CPI?

Trong những phần vừa qua, ta đã tìm hiểu về GDP và những khía cạnh của nó. Tiếp theo, 1 phần nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là LẠM PHÁT. VẬY LẠM PHÁT LÀ GÌ? Và tại sao ta cần phải quan tâm đến vấn đề này? Lạm phát là sự gia […]

LẠM PHÁT BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Tại sao lạm phát ở Mỹ 2% là tốt, còn ở VN thì là xấu? Mức lạm phát 2% thường được coi là mục tiêu lý tưởng ở Mỹ, trong khi ở Việt Nam, mức lạm phát này có thể gây ra những lo ngại nhất định Đối với Mỹ: Mục tiêu của Cục Dự […]