CƠ CẤU HÀNG HÓA CPI NÓI LÊN ĐIỀU GÌ VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ

Liệu trọng số trong giỏ hàng hóa CPI có thể nói lên được mức độ phát triển của nền kinh tế?

Chúng ta đã biết trọng số của CPI sẽ đến từ những rổ hàng hóa, vậy thì khi mình sử dụng rổ hàng hóa có tỷ trọng khác nhau cũng sẽ nói lên được mức độ phát triển khác nhau của những nền kinh tế.

Khi so sánh với trọng số của rổ hàng hóa ở Mỹ, Hình 1 cho thấy cấu phần Nhà ở (Shelter): Chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 31%. Giao thông (Transportation): Khoảng 17%, bao gồm xăng dầu và chi phí phương tiện cá nhân. Thực phẩm và đồ uống (Food & Beverages): Khoảng 13-15%. Chăm sóc y tế (Medical care): Khoảng 8%. Giải trí (Recreation), Hàng hóa và dịch vụ khác, và Giáo dục (Education): Chiếm phần còn lại.

thể thấy tỷ trọng cao của nhà ở, giao thông và y tế phản ánh mức sống cao và chi phí dịch vụ xã hội lớn. Bên cạnh đó, thực phẩm chiếm tỷ trọng thấp hơn do mức độ phát triển của chuỗi cung ứng nhu cầu của người dân vượt những nhu cầu bản như ăn uống hằng ngày.

Điều này phản ánh nhu cầu nâng cao chất lượng sống và sự già hóa dân số ở Mỹ khi cần sử dụng y tế nhiều hơn.

Đối với Việt Nam thì hình 2 cho thấy trọng số của rổ hàng hóa tính CPI, tập trung nhiều nhất ở nhóm thực phẩm và nhà ở, chiếm lần lượt là 33 và 18%, có thể hiểu rằng trung bình 1 người Việt Nam sẽ chi ra hơn 50% thu nhập để dùng cho ăn uống nhà ở. Sau đó Giao thông, đi lại, chứ không sử dụng nhiều cho những dịch vụ hay du lịch, giải trí.

Có thể giải thích rằng tỷ trọng cao của thực phẩm và nhà ở phản ánh nền kinh tế đang phát triển, nơi mà người dân dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, thiết yếu, chứ chưa sử dụng ở những dịch vụ du lịch hay dịch vụ y tế.

Kết luận

Sự khác biệt trong cơ cấu CPI giữa Mỹ và Việt Nam thể hiện rõ sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế, mô hình xã hội, và hành vi tiêu dùng. Trong dài hạn, khi Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa và đô thị hóa, cơ cấu CPI sẽ dịch chuyển dần sang hướng tương tự các nước phát triển, với tỷ trọng thực phẩm giảm và các dịch vụ gia tăng.

Nhập Code: CKG khi đăng sử dụng dịch vụ tại CKG.Wichart.Vn để tiết kiệm 10% Đồng hành cùng cộng đồng Zalo của CKG.

—————————————-

Nguồn dữ liệu: CKG.Wichart.vn

Related Posts
GDP THỰC VÀ DANH NGHĨA: SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống của chúng ta, và để hiểu rõ hơn về sức khỏe của một nền kinh tế, chúng ta cần tìm hiểu về các chỉ số kinh tế quan trọng, một trong những chỉ số đó là GDP. Gross Domestic Product (GDP) là một khái […]

BỘ 3 BẤT KHẢ THI VÀ TIỀN TỆ VIỆT NAM 2025?

Trong kinh tế, bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm (1) tỷ giá cố định, (2) chính sách tiền tệ độc lập và (3) tự do lưu chuyển vốn vào – ra. (Hình 1) Ý nghĩa: Nếu một quốc […]

TẠI SAO CẦN QUAN TÂM CPI?

Trong những phần vừa qua, ta đã tìm hiểu về GDP và những khía cạnh của nó. Tiếp theo, 1 phần nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là LẠM PHÁT. VẬY LẠM PHÁT LÀ GÌ? Và tại sao ta cần phải quan tâm đến vấn đề này? Lạm phát là sự gia […]

NHỮNG LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH LẠM PHÁT? ( PHẦN 2)

Trong phần 1 chúng ta đã hiểu lạm phát là gì và ý nghĩa cần quan tâm, sang phần tiếp theo, ta sẽ đi tìm hiểu cách đo lường lạm phát Làm sao để đo lường lạm phát? Để đo lường được CPI, người ta sử dụng một giỏ hàng hóa và dịch vụ đại […]

LẠM PHÁT BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Tại sao lạm phát ở Mỹ 2% là tốt, còn ở VN thì là xấu? Mức lạm phát 2% thường được coi là mục tiêu lý tưởng ở Mỹ, trong khi ở Việt Nam, mức lạm phát này có thể gây ra những lo ngại nhất định Đối với Mỹ: Mục tiêu của Cục Dự […]